Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

    Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ thì không hề mắc bệnh trĩ nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, nó có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu như không được chữa trị sớm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

  Bệnh trĩ ở trẻ là gì?

  Bệnh trĩ xảy ra do tình trạng gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch phình to thành các búi trĩ.

  Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, hay bị bệnh tật, ốm yếu và thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ dưới 5 tuổi do xương cùng bị cong, bộ phận hậu môn thông suốt với nhau. Khi trẻ bị ho lâu ngày, nôn mửa, táo bón, kiết lỵ làm gia tăng áp lực cho bụng, khiến trẻ bị lòi dom.

  Khi mắc phải bệnh trĩ sẽ làm cho trẻ cảm thấy đau đớn và sợ hãi mỗi khi đi ngoài , gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ . Bệnh sẽ làm cho bé mệt mỏi, đau rát, quấy khóc nhiều.

  Khi mắc phải bệnh trĩ, trẻ thường có những biểu hiện sau

  •   Cảm giác ngứa và nóng rát ở vùng hậu môn.
  •   Xuất hiện máu lẫn trong phân. nếu bệnh chuyển biến nặng, máu có thể ra nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
  •   Sưng tấy vùng hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện xong.
  •   Sa búi dom: Lúc đầu búi dom sa ra ít nhưng về sau sa ra thường xuyên hơn và không có khả năng co lại vào trong.

  Trẻ mắc bệnh trĩ phải làm sao?

  Khi bé bị trĩ, các bậc phụ huynh cần phải giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng. Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện và trước khi bé chuẩn bị đi ngủ để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bé. Hoặc dùng thuốc từ cây kinh giới để xông hơi ngoài hậu môn cho bé, giúp tăng cường quá trình lưu thông máu.

  Và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp cho trẻ. Tại đây các chuyên gia sẽ tiến hành khám lâm sàng, nội soi hậu môn dựa vào phác đồ trị liệu và đưa ra những phương pháp chữa trị thích hợp.

  Bên cạnh đó, để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn, các bậc cha mẹ hãy điều chế lại chế độ dinh dưỡng và mọi sinh hoạt hằng cho bé.

  Tập cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ dàng tiêu hóa, bổ sung thêm chất xơ từ rau quả và trái cây tươi vào mỗi bữa ăn hằng ngày.

  Xoa bụng mỗi ngày cho trẻ, mỗi lần khoảng 2-3 phút, ngày thực hiện 2 lần để giúp bé có thói quen đi đại tiện mà không phải rặn mạnh.

  Có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh để giúp trẻ hết táo bón, hết rối loạn tiêu hóa, ổn định và tăng cường sức khỏe. Sau khi trẻ hết rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho trẻ uống mỗi ngày trong vòng 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

  Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ vào một khung giờ cố định trong ngày sẽ giúp nhu động ruột của trẻ được hoạt động tốt hơn, từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn và bệnh trĩ được phòng ngừa hiệu quả hơn.

  Các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh tuyệt đối những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

  Bài viết trên là những chia sẻ từ các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Âu Á về vấn đề “Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết” Hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số 028.3817.2886 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những Triệu Chứng Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Thường Gặp

Biểu Hiện Của Bệnh Trĩ Nội

Ngứa Hậu Môn Giờ Nào Cũng Gãi