Đi Ngoài Ra Nước Không Đau Bụng Phải Làm Sao?

  Hiện tượng đi ngoài ra nước không đau bụng, không chỉ là biểu hiện của bệnh lý tiêu chảy mà còn là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác. Tình trạng này kéo dài, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng cuả người bệnh. Vậy đi ngoài ra nước không đau phải làm sao? Mời bạn đọc hãy theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ hơn!

  Những nguyên nhân dân đến đi ngoài ra nước không đau bụng

  Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng, cụ thể như sau

  Ngộ độc thực phẩm

  Người bệnh ăn nhầm phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, hoặc ăn nhầm các loại thức ăn chứa chất gây ngộ độc. Gặp phải tình trạng này, người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng toàn nước.

  Ung thư dạ dày

  Loại ung thư này có dấu hiệu khá giống với bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,... Trong đó, dấu hiệu điển hình là đi ngoài lúc táo bón lúc lỏng, phân có màu xanh, mùi tanh, bị chán ăn, cơ thể luôn mệt mỏi, bị suy nhược,...

  Ung thư gan

  Tình trạng ung thư thể nguyên phát đều có triệu chứng đi ngoài ra nước không đau bụng trước khi phát bệnh, đó chính là triệu chứng sớm của các bệnh ung thư trong đó phải kể đến ung thư gan. Người mắc phải ung thư gan sẽ có những biểu hiện như số lần đại tiện từ 2-20 lần/ ngày bị đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, tuy không phải triệu chứng đặc trưng nhưng có thể coi là triệu chứng ung thư gan.

  Viêm đại tràng cấp tính và mãn tính

  Người mắc phải thường có dấu hiệu đau bụng âm ĩ, đau liên tục, bị táo bón hoặc đi ngoài nhiều lần, đi phân ra chất lỏng, nhầy và nát kèm theo máu. Bệnh kéo dài sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân.

  Nhiễm ký sinh trùng

  Ăn quá nhiều thực phẩm tái và sống hoặc dùng nguồn nước bị ô nhiễm, chứa giun, sán, trùng roi,... dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng.

  Đi ngoài ra nước không đau bụng phải làm sao?

  Để khắc phục được tình trạng này và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm, người bệnh hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp cho mình.

  Thuốc tây y

  Khi bị đi ngoài ra nước mà không đau bụng dễ mất khá nhiều nước và dễ bị rối loạn điện giải, nên cần thực hiện là bù nước và chất điện giải. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp kèm dặn dò dùng nước đun sôi để nguội. Với trường hợp nhẹ, tình trạng đi ngoài ra nước sẽ cải thiện sau một vài ngày.

  Nếu trường hợp nhiễm kiết lỵ do trực khuẩn E.Coli hoặc do nhiễm khuẩn tả thì bác sĩ chỉ định uống kháng sinh thích hợp. Các loại kháng sinh này giúp giảm nhanh triệu chứng đi ngoài ra nước. Tuy nhiên, các đối tượng người già hoặc trẻ nhỏ, có hệ tiêu hóa kém, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

  Thuốc đông y

  Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số bài thuốc có thể áp dụng để chữa trị tình trạng đi ngoài ra nước có thể áp dụng, nhưng lưu ý vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn bài thuốc phù hợp.

  Dùng lá mơ lông: Loại lá này thường được dùng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả. Bạn có thể lấy 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ; trộn với 1 quả trứng nướng trên chảo lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Người bệnh cần ăn 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày.

  Dùng đến hồng xiêm xanh: Loại quả này có vị chát, tính bình, khắc phục chứng đi ngoài ra nước. Người bệnh cần thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần, mỗi lần dùng 10 lát sắc uống với nước, và duy trì trong 2 ngày.

  Bài viết trên là những chia sẻ về vấn đề “Đi Ngoài Ra Nước Không Đau Bụng Phải Làm Sao?” Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số 028.3817.2886 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những Triệu Chứng Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Thường Gặp

Biểu Hiện Của Bệnh Trĩ Nội

Ngứa Hậu Môn Giờ Nào Cũng Gãi